HTML, XHTML, HTTP VÀ HTTPS LÀ GÌ? CÙNG TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN NHẤT VỀ HTML, XHTML, HTTP VÀ HTTPS
HTML, XHTML, HTTP và HTTPS là những khái niệm liên quan mật thiết đến Website mà chúng ta đã nghiên cứu trong bài trước. Bài này cùng ANZ tìm hiểu kỹ hơn về HTML, XHTML và HTTP nhé!
HTML
– HTML là viết tắt của cụm từ Hypertext Markup Language ( Hiểu nghĩa là “Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản bằng thẻ” ).
– HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình máy tính mà nó là một ngôn ngữ sử dụng các thẻ html để biểu diễn các trang web.

Tìm hiểu về HTML
Ngôn ngữ HTML dùng các tag hoặc các đoạn mã lệnh để chỉ cho các trình duyệt (Web browsers) cách hiển thị các thành phần của trang như text và graghics ,và đáp lại những thao tác của người dùng bởi các thao tác ấn phím và nhắp chuột. Hầu hết các Web browser, đặc biệt là Microsoft Internet Explorer, Chrome, Firefox và Safari nhận biết các tag của HTML vượt xa những chuẩn HTML đặt ra.
VD: Trong văn bản html thẻ đánh dấu một liên kết đến một tài liệu nào đó, thẻ đánh dấu một đoạn văn, thẻ đánh dấu một dạng đề mục…tuy nhiên bây giờ chúng ta chưa cần đi sâu vào mấy vấn đề này làm gì, chúng ta sẽ nhắc đến chúng trong những bài viết sau.
– Một tài liệu html tương đương với một trang web. Một tài liệu html diễn tả một trang web.
– Các thẻ html còn được gọi là các phần tử html ( hay các element ).
– Nếu bạn muốn hiểu biết một chút về lập trình web, học html sẽ là bước đầu tiên và không thể bỏ qua.
Hãy cùng tìm hiểu: Website là gì?
XHTML
XHTML hầu như gần giống như HTML (HyperText Markup Language) nhưng có rất nhiều sự biến đổi nho nhỏ. XHTML nghĩa là Extensible HyperText Markup Language. Đó là sự kết hợp giữa HTML và XML, và được xem như là hệ thống căn bản của trang web ngày nay. XHTML được hỗ trợ bỡi hầu hết tất cả các trình duyệt ngày nay và trong tương lai rất gần, nó sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống HTML.

Với sự phát triển không ngừng của hệ thống tin học ngày nay, rất nhiều kỹ năng như PDA, Treo, Palm… không đọc được những ngôn ngữ của hệ thống HTML. Trong khi đó, hệ thống XHTML đòi hỏi 1 sự bố cục hoàn thiện để được hoạt động 1 cách hoàn chỉnh. Chính vì vậy mà XHTML đã và đang được sử dụng trên tất cả mọi trình duyệt mà đòi hỏi sự hỗ trợ của ngôn ngữ XML.
Tại sao lại cần XHTML? HTML không đủ tốt sao?
HTML chắc chắn là ngôn ngữ đánh dấu tài liệu thành công nhất trên thế giới. Nhưng kể từ khi XML được giới thiệu, một cuộc họp đã được tổ chức để thảo luận liệu rằng một phiên bản mới của HTML theo chuẩn XML có cần thiết. Những ý kiến tại cuộc họp đó là ”Có”: với HTML dựa trên XML, những ngôn ngữ XML khác có thể bao gồm những mẩu tin của XHTML, và tài liệu XHTML có thể bao gồm những mẫu tin của các ngôn ngữ đánh dấu khác. Chúng ta cũng có thể lợi dụng việc thiết kế lại để dọn dẹp một vài phần lộn xộn của HTML, và thêm vào những chức năng cần thiết mới, giống như biểu mẫu tốt hơn.
Đâu là ưu điểm của XHTML so với HTML?
Nếu tài liệu của bạn chỉ đơn thuần là XHTML 1.0 (không bao gồm những ngôn ngữ đánh dấu khác) thì bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, khi mà ngày càng nhiều công cụ XML ra đời, như XSLT để biến đổi các tài liệu, bạn sẽ bắt đầu nhận ra những lợi điểm của XHTML. Ví dụ Xforms sẽ cho phép bạn soạn thảo tài liệu XHTML (hoặc là bất kỳ tài liệu nào thuộc loại XML) theo một cách vô cùng đơn giản. Các ứng dụng Web cũng có thể tận dụng những lợi thế này của tài liệu XHTML. Nếu tài liệu của bạn chứa đựng nhiều hơn XHTML 1.0, ví dụ nó bao gồm cả MathML, SMIL, hay SVG, thì ưu điểm sẽ xuất hiện rõ rệt: bạn không thể làm những công việc đại loại như vậy với HTML.
HTTP
HTTP là chữ viết tắt của HyperText Transfer Protocol (giao thức truyền tải siêu văn bản). Đây là một giao thức ứng dụng trong bộ các giao thức TCP/IP (gồm một nhóm các giao thức nền tảng cho internet).

HTTP hoạt động dựa trên mô hình Client – Server. Trong mô hình này, các máy tính của người dùng sẽ đóng vai trò làm máy khách (Client). Sau một thao tác nào đó của người dùng, các máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ (Server) và chờ đợi câu trả lời từ những máy chủ này. Để có thể nói chuyện được với nhau, các máy chủ và máy khách phải thực hiện việc trao đổi thông qua các giao thức. Một trong những giao thức được sử dụng thường xuyên nhất chính là HTTP.
Khi bạn gõ một địa chỉ Web URL vào trình duyệt Web, một lệnh HTTP sẽ được gửi tới Web server để ra lệnh và hướng dẫn nó tìm đúng trang Web được yêu cầu. Trang Web này sau đó sẽ được kéo về và mở trên trình duyệt Web. Nói đơn giản hơn, HTTP là giao thức giúp cho việc truyền tải file từ một Web server vào một trình duyệt Web để người dùng có thể xem một trang Web đang hiện diện trên trình duyệt.
Được sử dụng một cách rộng rãi là vậy nhưng HTTP chứa đựng trong nó không ít những điểm hạn chế liên quan đến vấn đề baaor mật và HTTPS ra đời đã khắc phục điều đó.
HTTPS
HTTPS là tên viết tắt của “Hypertext Transfer Protocol Secure“. Đây là một sự kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hay TLS. HTTPS giúp cho việc trao đổi thông tin một cách bảo mật trên nền Internet.

Khác với HTTP, HTTPS sẽ hỗ trợ việc xác thực tính chính danh của các Website mà người dùng truy nhập thông qua việc kiểm tra xác thực bảo mật (security certificate). Các xác thực bảo mật này được cung cấp và xác minh bởi các CA (Certificate Authority) có uy tín. Với các xác thực từ CA, người sử dụng có thể biết rằng mình đã truy nhập đúng vào Website cần truy nhập chứ không phải một Website giả danh bất kỳ nào khác.
Bên cạnh đó, các phiên kết nối giữa trình duyệt của bạn đến Server đều sẽ được mã hóa. Điều này sẽ giúp che giấu địa chỉ IP của bạn và những thông tin nhập liệu về tài khoản của bạn trên Website khỏi sự nhòm ngó của các hacker. HTTPS không đem đến sự an toàn 100%. Tuy vậy, đây là biện pháp bảo mật hữu hiệu thay vì việc sử dụng giao thức HTTP truyền thống vốn đầy rủi ro sẵn có.
LỜI KẾT
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về HTML, XHTML , HTTP và HTTPS. Bạn còn nhiều thắc mắc cũng như câu hỏi hãy comment bên dưới bài viết, mình sẽ tổng hợp và nghiên cứu để trả lời bạn sớm nhất
Nguồn: Tổng hợp
Từ khóa liên quan:
- HTML là gì
- XHTML là gì
- HTTP là gì
- HTTPS là gì
Xem thêm:
CHI PHÍ ĐỂ THIẾT KẾ WEBSITE BẤT ĐỘNG SẢN
Cách đo tốc độ mạng Internet chính xác nhất.
TỔNG HỢP CÁCH TĂNG GIẢM ĐỘ SÁNG MÀN HÌNH TRÊN CÁC LOẠI LAPTOP
THỦ THUẬT SAO CHÉP DANH BẠ EMAIL NÀY SANG MỘT EMAIL KHÁC
THEME WORRDPRESS BÁN HÀNG NỘI THẤT CHUYÊN NGHIỆP
NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ WEBSITE VỚI GIAO DIỆN MOBILE
TẠI SAO NÊN THIẾT KẾ WEBSITE VỚI GIAO DIỆN MOBILE
THIẾT KẾ WEBSITE RESPONSIVE LÀ GÌ?
NHỮNG BIỂU TƯỢNG VÀ KÝ TỰ ĐỘC ĐÁO CHO FACEBOOK
6 SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG KHI THIẾT KẾ WEBSITE
NHỮNG LƯU Ý KHI LỰA CHỌN FONT CHO WEBSITE
6 PHẦN MỀM GIÚP BẠN TỰ TẠO WEBSITE MIỄN PHÍ
5 CÁCH ĐỂ TĂNG TRAFFIC HIỆU QUẢ CHO WEBSITE
CÁCH XÓA DỮ LIỆU KHÔNG CẦN THIẾT TRONG DATABASE
TÌM HIỂU BỐ CỤC CỦA MỘT WEBSITE CHUYÊN NGHIỆP
4 LƯU Ý KHI THIẾT KẾ WEBSITE BÁN HÀNG
TOP 10 THEME WORDPRESS THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐẸP
KHI NÀO NÊN THIẾT KẾ WEBSITE BÁN HÀNG?
NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐỂ TRANG CHỦ HẤP DẪN KHÁCH HÀNG
NHỮNG LƯU Ý CHO WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
***
